Error 404 - Not Found
Sorry, but you are looking for something that isn't here.
Bạn đang ở:
Trang chủ
/
nieng rang khong mac cai
Niềng răng không mắc cài có ưu điểm gì? Quy trình diễn ra thế nào?
Niềng răng không mắc cài có ưu điểm gì? Quy trình diễn ra thế nào?
Niềng răng không mắc cài còn được gọi là niềng răng trong suốt hay niềng răng invisalign. Đây là kỹ thuật giúp điều chỉnh lại hàm răng trở về đúng vị trí ngay ngắn trên cung hàm bằng khay nhựa trong suốt. Qua đó giúp bệnh nhân có được một hàm răng đều đẹp. Vậy ưu điểm của phương pháp là gì? Quá trình niềng răng có đau không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.
Niềng răng không mắc cài với tính thẩm mỹ cao nên sẽ khiến người đeo niềng răng vẫn cảm thấy tự tin khi giao tiếp với người xung quanh.

Niềng răng không mắc cài có tốt không*
Niềng răng không mắc cài trong trường hợp nào?
Răng chen chúc
Răng chen chúc khi cung hàm không đủ chổ cho răng mọc bình thường. Nếu không sớm điều trị, răng mọc chen chúc có thể khiến răng bị vênh nặng. Tình trạng này có thể dẫn tới sâu răng, tích tụ cao răng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh về nướu.
Răng hô quá mức
Tình trạng răng hô còn được gọi là răng vẩu hàm trên. Tình trạng này có thể do khoang hàm bị hẹp không có đủ không gian cho tất cả các răng mọc bình thường. Gen di truyền hoặc do thói quen mút ngón tay. Răng hô có thể làm gãy hoặc sứt răng cửa hay thậm chí chấn thương răng.
Khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu xảy ra khi hàm trên bao phủ hết răng hàm dưới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do gen di truyền hay do mắc phải những thói quen xấu hoặc xương hàm phát triển vượt mức. diều này có thể gây nên một số vấn đề về kích ứng nướu và làm mài mòn răng dưới gây đau hàm.
Răng móm
Móm xảy ra khi hàm dưới nhô ra quá nhiều so với răng hàm trên. Nguyên nhân gây nên thường do răng hàm trên không phát triển. Mặt khác cũng có thể do thiếu răng trên gây cản trở đến chức năng bình thường của răng.
Răng thưa
Khoảng trống giữa các răng do sự phát triển bất thường của xương hàm. Thiếu răng cũng là nguyên nhân khiến răng xung quanh bị xô lệch, tạo ta các khoảng cách. Răng thưa nếu không sớm điều trị có thể gây nên một số bệnh lý bề nướu hay mắc bệnh nha chu.

Niềng răng không mắc cài sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời*
Vì sao nên chọn phương pháp niềng răng không mắc cài?
- Có thể tháo lắp dễ dàng: Khay niềng răng không mắc cài có thể tháo ra dễ dàng khi ăn uống, làm sạch răng bằng chỉ nha khoa, bàn chải đánh răng hay vào các dịp khác.
- Thiết kế riêng cho từng người bệnh: Bác sĩ sẽ lấy dấu răng và dựa vào đó để chế tạo ra khay niềng phù hợp với từng bệnh nhân. Vậy nên muốn thực hiện phương pháp này, bạn cần đến nha khoa để thăm khám.
- Hiệu quả cao: Trước khi kết thúc quá trình niềng răng không mắc cài, người bệnh đã có thể cảm nhận được những lợi ích khi có một nụ cười tươi rạng rỡ. Răng được nắn chỉnh thẳng từ những giai đoạn đầu tiên.
- Dễ chịu khi niềng: Niềng răng không mắc cài tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho bệnh nhân vì không có mắc cài kim loại hay dây thun gây kích ứng nướu răng.
- Thẩm mỹ cao: Tính thẩm mỹ của niềng răng invisalign vô cùng cao bởi khay niềng làm từ nhựa dẻo trong suốt ôm sát vào răng khiến người đối diện khó có thể nhận biết bạn đang niềng răng.

Niềng răng không mắc cài mang đến hàm răng đều đặn và chắc khỏe*
Niềng răng không mắc cài diễn ra thế nào?
Niềng răng không mắc cài sẽ tiến hành tuần tự theo 5 bước sau:
- Bước 1: Bác sĩ tiến hành tư vấn và tìm hiểu xem bệnh nhân muốn đạt kết quả điều trị như thế nào. Nếu phương pháp này phù hợp với bệnh nhân, bác sĩ sẽ lên một kế hoạch điều trị chi tiết.
- Bước 2: Bác sĩ lấy dấu răng của người bệnh. Dấu răng này cho biết chính xác sự di chuyển của các răng trong suốt quá trình điều trị.
- Bước 3: Khi bệnh nhân và bác sĩ đã thống nhất ý kiến với nhau về kế hoạch điều trị, bộ khay niềng sẽ được làm theo cấu trúc của mỗi bệnh nhân. Vậy nên số lượng khay niềng của mỗi người sẽ khác nhau, điều này tùy thuộc vào mức độ phức tạp của răng.
- Bước 4: Bệnh nhân phải đeo khay niềng răng trong suốt khoảng 22h/ngày và hai tuần trước khi đổi sang khay tiếp theo. Chỉ tháo ra khi ăn uống, khi đánh răng và vệ sinh khay niềng.
- Bước 5: Bệnh nhân cách 4 – 6 tuần sẽ đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra một lần để theo dõi mức độ tiến triển của răng và nhận bộ khay niềng tiếp theo.
Trên đây là những lời giải đáp của chúng tôi về phương pháp niềng răng không mắc cài mà bạn quan tâm. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp này và sớm tìm được một địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện chỉnh nha, sớm sở hữu hàm răng đều đặn và nụ cười tươi tắn.